451 Độ F – ‎Ray Bradbury‬


Đừng bao giờ đánh giá một cuốn sách qua bìa của nó.
[…]
Tôi hiếm khi xem các chương trình trên TV tường hoặc đi tới các cuộc đua xe hay công viên giải trí. Vậy nên tôi có rất nhiều thời gian cho các ý nghĩ điên khùng. Anh đã bao giờ nhìn thấy những bảng dán quảng cáo dài 200 feet ngoài phố chưa? Anh có biết rằng có thời chúng chỉ dài có 20 feet thôi, nhưng vì các xe ô tô lao nhanh quá nên các người ta phải kéo dài bảng quảng cáo ra để quảng cáo cho hiệu quả.
[…]
Đó là máu của ai khác. Giá đó là da thịt, trí não và ký ức của người khác. Giá họ có thể đem tâm trí nàng đi tới tiệm giặt khô, lộn trái, giặt hơi rồi tẩy sạch, gấp gọn gàng lại và mang nó trả lại vào buổi sớm mai. Giá mà như thế..
[…]
Người ta không buồn nếu thiếu tôi đâu. Họ gọi tôi là kẻ không hoà đồng với xã hội. Tôi không hoà nhập được, tôi lập dị. Thực ra tôi là người rất hoà đồng đấy chứ. Nó tuỳ thuộc xem anh quan niệm thế nào là xã hội, phải không nào? Với tôi hoà đồng nghĩa là nói chuyện với anh về mọi thứ giống như thế này. […]
Hoà nhập với mọi người rất vui, nhưng tôi không tin hoà đồng với xã hội nghĩa là dồn một đống người lại với nhau và không để cho họ tự do nói, phải không? …
Nghe cô nói năng như bà già ấy.”
“Đôi khi tôi rất cổ lỗ. Tôi sợ những kẻ cùng tuổi với tôi. Chúng giết chóc lẫn nhau. Có lẽ nào ngày xưa con người cũng như thế? Chú tôi bảo rằng không đâu. Sáu người bạn của tôi đã bị bắn chết chỉ trong có một năm. Mười người khác thì chết vì tai nạn xe cộ. Tôi sợ bọn họ và họ không thích tôi vì tôi tỏ vẻ sợ sệt. Chú tôi nói cha của chú vẫn biết có một thời bọn trẻ không giết chóc lẫn nhau như vậy. Nhưng điều đó đã từ lâu lắm rồi và cuộc sống thời đó cũng khác hẳn bây giờ, họ tin vào trách nhiệm. Anh biết không, tôi là người có trách nhiệm. Tôi sẵn sàng thể hiện nó ra khi cần. Đã nhiều năm nay rồi, tôi tự tay làm việc nhà, bằng hai bàn tay này đây.”
” Nhưng trên hết, tôi thích ngắm nhìn mọi người. Đôi khi tôi đi tàu cả ngày để quan sát và nghe người ta nói. Tôi muốn nhìn thấy và biết được họ là ai và họ muốn gì và họ đang đi đâu. Đôi khi tôi đến công viên và lái xe đi dọc thành phố vào lúc nửa đêm khi cảnh sát không để ý xem xe có bảo hiểm chưa. Cứ có đủ 10000 bảo hiểm là ai cũng được lái xe. Lúc thì tôi đánh hơi khắp xung quanh và nghe ngóng ở ga điện ngầm, hoặc nghe lỏm các câu chuyện ở đài phun soda, và anh biết gì không?”
” Biết gì cơ?”
” Mọi người chẳng bao giờ nói chuyện gì với nhau cả.”
“Phải có chứ.”
“Không, không một lời. Họ đọc tên rất nhiều loại xe, quần áo hoặc bể bơi và chuyện của ai cũng giống ai. Phần lớn thời gian họ nghe những máy kể chuyện cười tự động, và chúng kể những câu chuyện giống hệt nhau, hoặc họ nhìn các tấm màn hình treo tường phát ca nhạc và các dải màu chạy lên chạy xuống. Và ở viện bảo tàng, tất cả đều trừu tượng. Chú tôi nói có một thời khác hẳn với bây giờ. Khi ấy các bức tranh vẽ về mọi vật và về con người.
[…]
” Các người không bao giờ có được những cuốn sách của ta.”
” Bà biết luật pháp rồi, ” Beatty nói, ” Ý thức của bà để đâu rồi hả? Những quyển sách này chẳng có chút tư tưởng chính thống nào cả. Bà đã giam mình ở đây từng ấy năm với cái tháp Babel ngu ngốc này. Ra khỏi đó thôi. Lũ người trong các cuốn sách có phải người sống đâu. Nào nhanh chân lên.”
[…]
Montag nắm lấy khuỷu tay của bà già. ” Hãy đi với chúng tôi.”
” Không, ” bà nói, ” Dù sao, cũng cảm ơn anh.”
” Xin bà…”
” Anh đi đi.”
” Ba!Bốn!”
” Lối này.” Montag kéo tay bà ta.
Người đàn bà lặng lẽ đáp, ” Tôi muốn ở đây.”
[…]
” Anh đã bao giờ đọc cuốn sách nào trong số những cuốn mình đốt chưa?”
Anh cười: ” Vậy là phạm pháp.”
” Ồ , tất nhiên.”
” Nghề của tôi là một công việc hay ho. Thứ hai đốt Millay, thứ tư là Whitman, thứ sáu đến lượt Faulkner, đốt họ ra tro, rồi đốt nốt tro. Khẩu hiệu làm việc của chúng tôi đấy.”

– 451 Độ F, Raybradbury‬, ‪Dick Trương‬ dịch

451ĐộF - Raybradbury 1

Trích đoạn rất dài, nhưng lần này mình không có chịu khó ngồi gõ, mà là copy-paste từ Facebook của Thùng Rác, mà em ấy thì đọc ebook. Mình chỉ trích duy nhất câu đầu tiên: “Đừng bao giờ đánh giá một cuốn sách qua bìa của nó.”

Không đánh giá bìa nên chụp cái bìa trong. Mà mình nghĩ chúng ta chỉ nên: đừng bao giờ đánh giá một tác phẩm qua bìa sách của nó, vì tác giả không có sáng tác cái bìa, nhưng sách thì cứ thoải mái mà đánh giá bìa chứ. “Chọn sách người ta phải xem cái bìa, chứ anh“- Phim Scandal 2

Biết thêm được 2 từ mới: rụm, y ta. Dùng tiếng Việt gần 30 năm rồi mà lần đầu mới biết 2 từ này

Khắc cốt ghi tâm” mà dịch cho cuốn này có hợp không nhỉ? Tại bị ám từ này với mấy cuốn tàu rồi.

Mình đã qua tuổi trưởng thành nên đọc cuốn này mà chẳng có gì sửng sốt nữa.

Ý tưởng hay nhưng tác giả mới chỉ đặt ra vấn đề mà giải quyết vấn đề chưa triệt để. Các tình tiết cũng không có gì gay cấn, bất ngờ. Mà mình cũng chẳng có cảm hứng nghĩ xem vấn đề của anh cứu hỏa phải ra sao nữa. Hoặc 60 năm trước ấy cuốn sách mới chỉ là dự báo. Mà là dự báo đúng, dù ứng với thời nay thì phải đốt cả các thiết bị ebook nữa.

Và có vẻ như nếu là tiểu luận đọc sẽ hay hơn là viết theo dạng tiểu thuyết thế này. Đối thoại quá ư là triết lý: nhân vật không được đọc sách mà đối thoại hay như đọc sách nhiều lắm.

Nhiều đoạn trích sâu sắc thì là sách cũng trích dẫn từ tác phẩm.

Có lẽ mình không hợp đọc hay xem những tác phẩm thể loại giả tưởng lắm. Cuốn này gợi nhớ đến Axit Sunfuric, nhưng 451 độ F hay hơn. Nhưng ấn tượng với Axit Sunfuric hơn, có lẽ vì mình cũng bị kỳ vọng 451 độ F phải hay thế nào chứ té ra hay mỗi câu in dưới tựa sách: “nhiệt độ giấy in sách bắt lửa và bốc cháy

Cũng dự định đọc cuốn này từ khi thấy nó trên Facebook, nhưng mà thấy cái bìa ở hiệu sách cùng tông 40 năm nói láo quá, nên chưa mua. Hôm nay, Thùng Rác thấy đọc trên Facebook, hỏi có nên mua không, em bảo có, vậy là đi mua về đọc liền. Tiếc là đọc xong mình và 1 bạn nữa đều thấy nhạt. Còn Thùng Rác thì nhận xét: “Cuốn này viết để phê phán chính quyền đương thời, em thấy hay, hay vì tác giả dám viết. Em thấy hay, dữ dội, điên khùng. Theo cái tinh thần thời 195x, lúc truyền thông non nớt mà tác giả đã phê phán, nếu ông ấy sống thời này chắc còn chê bai khủng khiếp hơn. Với Ray, tinh thần của ông và cuốn sách thật phản thời đại.”

Vừa ngó cái bìa nước ngoài Thùng Rác post, thấy đơn giản mà đẹp quá, chẳng mất thời gian cầm chuột vẽ cho rõ là chuyên nghiệp như bạn Nhờ-nờ

451 Độ F - ‎Ray Bradbury‬ 3

Thêm nữa, mấy bạn dịch dạo này tên kêu như ca sĩ ấy nhỉ? Hamlet Trương thì dễ đoán chắc là lấy cảm hứng từ Hamlet, Dick thì không biết là có trong tác phẩm nào không? ( Hic, bạn Trac vừa gợi ý Moby Dick, chợt nhớ có một cuốn sách mình đã đọc có viết mà ít nhất là có nhắc đến Moby Dick, mà không nhớ là cuốn nào… Oài không nhớ ra được thấy ức chế thế cơ chứ !!!) 

Cái bìa bản Việt có vẻ đẹp kinh dị mua về mới thấy nó xấu:

– Chắc là cùng anh thiết kế cuốn 40 Năm Nói Láo. Bạn Nhờ Nờ dạo này chuột hoạ hơi nhiều, bắt đầu thấy chán mua sách của bạn ấy rồi đấy, bìa na ná nhau quá, còn dịch à, mình ngu, đọc dịch dở tệ vẫn thấy hay nên chả quân tâm Lô-li-ta hay Lò-li-ta, em “Lo” nào cũng được :)))
– Tựa sách đọc không có ra sau số 45 là gì.
– “Một kiệt tác… vẫn khiến ta sửng sốt khi đọc lại lúc đã trưởng thành“: Cái lời đề tựa thì khác nào bảo mình đừng có đọc, vì qua cái tuổi niên thiếu rồi, có được đọc lại đâu. Trưởng thành mới được đọc thì sao mà còn sừng sốt được nữa.


451ĐộF - Raybradbury 2


P/s: Vì cuộc sống có những điều mình muốn mà không làm được, nên muốn cái gì mình cứ thích làm ngay.
Mua sách à… chuyện nhỏ, qua Nhờ Nờ mua luôn, dù lúc từ trường về trời bắt đầu đổ mưa.
Thèm ăn bánh tráng Trảng Bàng, trên đường về mua luôn.
Bữa chiều giản dị mà thấy mình đã sung sướng lắm rồi í.  

pp/s: Chợt nhớ một chi tiết tưởng tượng ra rất thú vị trong 451 ĐỘ F là “tạp chí Sex ba chiều” thì nó sẽ thế nào. Chi tiết hay nhất trong sách :))))

Nằm trong chăn đọc sách, đánh dấu bằng điện thoại, kiểm tra lại những trang mình đã chụp thấy cái trang này đẹp quá, rất chi là nhiếp ảnh luôn. Đôi khi sự vô tình mang đến những khoảnh khắc thiệt là thú vị.

anh chup 451 do f dep

3 responses to “451 Độ F – ‎Ray Bradbury‬

  1. Bạn này viết nhiều câu đọc nghe nhảm quá *laugh*. Truyện này là loại truyện mà người ta đưa vào chương trình giáo dục lớp 12 của Mỹ, còn nếu muốn gay cấn với chả hồi hộp thì bạn có thể tiếp tục với thể loại như Chạng vạng hay The Lord of the Rings. Còn nếu bạn có vấn đề với bìa sách/tên người dịch/chất lượng dịch, vân vân, mình đề xuất bạn lên Amazon đặt ngay một bản gốc tiếng Anh để được hài lòng ở mức độ triệt để nhất. Mình không chuyên sâu về văn học, và bài review của bạn mình cũng chỉ lướt qua, không thể đọc hết, nên chỉ nói được đến thế thôi *laugh*. Có hiểu lầm gì, mong lượng thứ!

    Like

    • Cảm ơn bạn đã còm. Mình hay viết nhảm mà nên có người đọc thấy vui là vui rồi. Không có gì phải hiểu lầm đâu mình cũng thấy mình rất chi là nhảm nhí luôn. Mình kém ngoại ngữ nên dù rất thích sách nước ngoài vì bìa thường rất đẹp, in khổ rất vừa tay, rất nhẹ nữa, nhưng chẳng dám mua vì chẳng biết đọc và cũng chẳng có tiền. Mấy cuốn kia thì mình là “Chúa tể của những…” người ghét mấy cuốn như Chạng vạng hay Lord of the Rings . Mình tự thấy mình rất lạ là mình rất không thích đọc văn học Mĩ, trừ 1 vài tác giả ví dụ như Kurt Vonengut, còn lại đọc mấy tác phẩm của Mỹ đặc biệt là giải Pulitzer mình đọc chẳng có cảm xúc gì cả.

      Like

  2. Thú thực mình cũng không thích 451 lắm, nhưng thấy bạn nhận xét nhiều chỗ không công bằng quá nên mới nhảy vô bức xúc tí thôi. Mình cũng đồng ý với bạn là giải Pulitzer có nhiều cuốn cao siêu quá mà mình đọc khô như bánh mì như The Road với To Kill the Mocking Bird. Nhưng cũng có một cuốn mình rất thích là Ông già và biển cả. Nếu bạn chưa đọc thì nên đọc thử và mong là bạn sẽ khoái văn học Mĩ hơn tí chút.

    Like

Leave a comment